SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG

Phân phối trên toàn quốc

HOTLINE

028.3758.1865

Sương sáo là gì? Cách làm sương sáo không bị đắng và nơi mua cây sương sáo

1. Sương sáo là gì?

Sương sáo làm từ gì?

Sương sáo, còn gọi là thạch sương sáo (ở miền Nam), thạch đen (ở miền Bắc) hoặc đường khoảnh (ở miền Trung). Sương sáo là món tráng miệng được làm từ lá cây sương sáo - giống cây này thuộc họ Hoa môi và mọc chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Á, nhất là ở Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam.

Cây sương sáo thuộc nhóm cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 30 - 60cm, thậm chí lên đến 1m, và có vòng đời ngắn. Thân cây phủ toàn lông trắng và ít phân thành nhiều nhánh. Lá mọc đối xứng, trong đó phiến lá có dạng hình trứng và thuôn dài ở ngọn, còn mép lá thì dày và xuất hiện nhiều hình răng cưa.

Hoa mọc thành chùm ở ngọn, mỗi chùm có độ dài từ 10 - 13cm và có màu trắng hoặc màu hồng. Quả nhẵn và thuôn dài khoảng chừng 0.7mm. Cây sương sáo có thể được thu hoạch quanh năm, nhiều nhất là vào mùa mưa.

Sau khi thu hoạch phần thân và lá cây, người dân sẽ mang chúng đi rửa sạch, rồi phơi khô để làm thành thuốc hoặc tiến hành xay nát và lọc để nấu ra thạch sương sáo.

Thạch sương sáo ăn với gì?

Các chế biến giống như một số loại chè khác, bạn có thể dùng thạch sương sáo ăn kèm với nước đường, nước cốt dừa, sữa tươi.

Thêm vào đó một số loại topping như: thạch dừa, trà sữa, hạt chia, hạt é, trân châu,… hoặc bất kì nguyên liệu nào mà bạn cảm thấy phù hợp để tạo ra món tráng miệng hấp dẫn. Ăn vào ngày nóng nực là hết sảy!

2. Phân biệt sương sâm, sương sa, sương sáo

Hình dạng sương sáo thoạt nhìn trông giống với sương sâm và sương sa. Bạn có thể dựa vào 3 đặc điểm dưới đây để phân biệt nhanh chóng các loại thạch này như sau:

 

Sương sáo

Sương sâm

Sương sa

Nguyên liệu

Thân và lá cây sương sáo

Lá và dây của cây sương sâm

Rong tảo biển

Cách sử dụng

Ăn riêng với nước cốt dừa (hoặc sữa đậu nành) và tinh dầu chuối, hoặc ăn chung với một số loại chè khác.

Ăn riêng với nước cốt dừa, nước đường và ít tinh dầu chuối.

Hoặc có thể kết hợp với chè khác.

Ăn chung với nước đường, nước cốt dừa, ít tinh dầu chuối (hoặc tinh dầu bưởi) và bột báng.

Thường được dùng trong chè nhãn sương sa, chè sương sa hạt lựu,…

Chế biến

Dùng dạng tươi hoặc dạng khô, đem xay nát và nấu chung với nước lọc. Sau đó, lọc bỏ cặn cho thêm bột sắn và bột gạo, để nguội hỗn hợp sẽ đông thành thạch.

Xay hoặc giã nát lá tươi, hòa tan với nước sôi (để nguội), rồi lọc và để từ 1 - 2 tiếng để đông lại.

Vo - xả nhiều lần cho sạch cát bẩn, rồi ngâm nở. Tiếp đó, nấu sôi với nước lọc, thêm ít me và để nguội đông thành thạch.

3. Cách làm sương sáo không bị đắng

Nếu làm đúng cách thì sương sáo sẽ không bị đắng và gây cảm giác khó chịu khi ăn. Cách làm cũng không khác gì nhiều so với việc dùng sương sáo dạng tươi và dạng khô.

Chẳng hạn với dạng tươi, bạn cắt nhỏ thân và lá cây sương sáo sau khi rửa sạch. Sau đó, nấu sôi với nước, bắt ra để vò sương sáo với một ít nước cho đến khi nào hết nhớt và thấy nước trong là được.

Tiếp theo, dùng rây để loại bỏ cặn, rồi lấy nước cốt đi đun sôi với nước lọc. Cuối cùng, bạn hòa tan thêm bột năng và nước sương sáo đang sôi. Tắt bếp và đổ ra khuôn, khi nguội nó sẽ đông thành thạch.

Sương Sáo Thuận Phát / 0 Bình luận / 09/ 02/ 2022

Viết bình luận

popup

Số lượng:

Tổng tiền: